Hạ tầng khai thông “long mạch” cho khu vực phía Tây Hà Nội
10 năm trở lại đây, phía Tây Hà Nội ghi nhận sự thay da đổi thịt mạnh mẽ về hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội. Theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, khu Tây được định hướng trở thành trung tâm hành chính – kinh tế mới hiện đại, hội nhập.
Với điểm tựa này, giao thông được ưu tiên đầu tư mạnh mẽ, minh chứng là các tuyến đường hiện hữu như đại lộ Thăng Long, đường vành đai 3 & 3.5, trục đường Tố Hữu – Lê Văn Lương, Lê Quang Đạo mở rộng, đường Trung Văn nối Mễ Trì, hầm chui Lê Văn Lương – Tố Hữu. Cùng với đó, hệ thống giao thông công cộng hiện đại bậc nhất đang hoàn thiện gồm đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, tuyến buýt nhanh BRT, tuyến metro số 5, 6, 7.
Theo định hướng phát triển giai đoạn 2021 – 2025, hơn 332 nghìn tỉ đồng sẽ được rót vào 460 dự án giao thông trên toàn thành phố Hà Nội. Nổi bật, cả 7 tuyến vành đai bao quanh thủ đô đều có hợp phần chạy qua khu vực phía Tây.
Bên cạnh hạ tầng giao thông liên tục nâng cấp, khu Tây Hà Nội còn là điểm đến của làn sóng dịch chuyển trụ sở các cơ quan đầu ngành như: Bộ Ngoại giao, Thanh tra Nhà nước TP Hà Nội, Trung tâm Hành chính Quốc gia, Sở Giao thông Vận tải, Sở Tư Pháp… Nơi đây đồng thời tập trung hàng nghìn doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước và quốc tế, hàng loạt cơ sở y tế, giáo dục hàng đầu.
Do vậy, khu vực phía Tây Hà Nội dần hình thành và thu hút cộng đồng cư dân văn minh, trí thức; từ đó đặt ra nhu cầu lớn về nhà ở, tiện ích chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của tầng lớp tinh hoa đang đổ bộ về đây.
Khu vực phía Tây Hà Nội – thủ phủ của những dự án tầm cỡ
Sự đột phá từ quy hoạch đã đưa khu Tây trở thành biểu tượng thịnh vượng của Thủ đô, đồng thời thu hút nhiều chủ đầu tư “rót vốn” để phát triển các dự án quy mô.
Hạ tầng đi trước mở đường, bên cạnh các trục giao thông xương sống của khu vực, tại khu phía Tây Hà Nội đã hiện diện những cung đường nghìn tỷ như QL32, Đại lộ Thăng Long, đường 70…
Bên cạnh đó, tuyến đường sắt trên cao số 3 đoạn Nhổn – ga Hà Nội đang ráo riết triển khai; vành đai 3.5 đoạn từ đại lộ Thăng Long nối đến QL32 dài 5,6km đã hoàn thành 70% khối lượng; đường 70 đoạn từ Trịnh Văn Bô đến hết Nam Từ Liêm đang được mở rộng; hầm xuyên đại lộ Thăng Long kết nối với Thiên đường Bảo Sơn sẽ hoàn thành vào cuối năm 2023.
Số liệu nghiên cứu từ CBRE cũng cho thấy thị trường phía Tây Hà Nội không chỉ là nơi tập trung nguồn cung căn hộ lớn nhất mà còn dẫn đầu về tính thanh khoản. Nơi đây được mệnh danh là “thủ phủ” của những tòa nhà cao tầng, từ văn phòng đến nhà ở thương mại với hiệu số sử dụng đất cao, do đó đang thiếu hụt những dự án đáp ứng nhu cầu sống xanh toàn diện của cư dân.